Dấu hiệu của trật khớp háng

Trật khớp háng xảy ra chủ yếu ở trẻ vị thành niên có độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi. Trật khớp háng chiếm chưa đến 5% số ca về vấn đề trật khớp với tỷ lệ cứ 6 người mắc phải thì 5 nam và 1 nữ bị mắc bệnh. 

Những dấu hiệu và triệu chứng của trật khớp háng bao gồm:

Đi lại khó khăn

Đi khập khiễng

Đau đầu gối

Đau hông, hông trở nên cứng, khó di chuyển

Bên chân bị đau có thể bị xoay ra ngoài và nhìn ngắn hơn chân còn lại

Cơn đau có thể xảy ra ở hông tuy nhiên cũng có thể thấy đau ở háng, đùi hoặc đầu gối. Cơn đau sẽ tệ hơn nếu bạn chạy, nhảy hoặc vặn mình

Nếu trật khớp háng xảy ra sau khi ngã hoặc bị thương thì người bệnh sẽ bị đau đột ngột và dữ dội, tương tự như khi bị gãy chân.

Dấu hiệu của trật khớp háng
Dấu hiệu của trật khớp háng
Nguy cơ bị trật khớp háng

Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.

Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ cao mắc trật khớp háng bao gồm: Mắc bệnh béo phì;
Sử dụng thuốc, dược phẩm (chẳng hạn như steroids); Có những vấn đề về tuyến giáp; Đã từng điều trị bức xạ;

Có những vấn đề về xương liên quan đến bệnh thận.; Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của trật khớp háng

Nếu bị trật khớp háng, bạn nên cho trẻ duy trì những thói quen sinh hoạt sau:

Đảm bảo trẻ được hướng dẫn cách sử dụng nạng; Theo dõi triệu chứng của bệnh bắt đầu ở hông bên kia;

Gọi bác sĩ nếu trẻ cảm thấy đau ở hông hoặc đầu gối; Khuyến khích trẻ có cân nặng hợp lý. Trẻ bị thừa cân có nguy cơ bị trật khớp háng cao hơn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Điều trị bệnh viêm khớp bằng cây trinh nữ

Chữa bệnh Gout bằng dưa chuột

Nọc ong mật chữa đau khớp được không?